Tạp chí

Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển

(Journal of Health and Development Studies – JHDS)

Trường Đại học Y tế công cộng

Tiếng Việt / English
Đăng ký Đăng nhập

ISSN (Print): 2588-1442

https://jhds.edu.vn

  • Trang chủ
  • Phạm vi xuất bản
  • Hội đồng biên tập
  • Hội đồng tư vấn
  • Dành cho tác giả
  • Gửi bài
  • Xuất bản
    • Các bài báo mới nhất
    • Tất cả các số báo
  • Thông Báo
    • Thông tin hoạt động khoa học
    • Thông báo của Tạp chí
    • Liên kết hữu ích
    • Đối tác của Tạp chí

Dành cho tác giả

  • Trang chủ /
  • Dành cho tác giả

Các tác giả gửi bản thảo bài báo khoa học tới Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển cần đọc kỹ các hướng dẫn dưới đây:

1. Các loại bài báo

Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển là tạp chí có bình duyệt (peer-reviewed journal) xuất bản các loại bài báo sau:

  • Nghiên cứu gốc (Original papers);
  • Tổng quan (Review papers);
  • Phương pháp nghiên cứu (How to papers);
  • Thiết kế nghiên cứu (Design papers);
  • Bình luận (Commentary);
  • Tóm tắt luận án, luận văn (Thesis review/dissertation review).
  • Thông tin khoa học công nghệ y-dược (Pharmacetical and medical scientific information)

2. Yêu cầu đối với bản thảo và tác giả

  • Bản thảo gửi đăng là bài chưa được gửi hay đăng trên bất kỳ một tạp chí/ấn phẩm trong nước và quốc tế nào khác.
  • Mỗi tác giả được đứng tên đầu tối đa 03 (ba) công trình trong một số báo.
  • Tác giả chịu trách nhiệm trước công luận và những quy định liên quan của Việt Nam về các nội dung của bản thảo.
  • Tác giả cần nộp kèm bản cam kết có chữ ký của tác giả chính (Theo mẫu “Bản cam kết của tác giả”)

3. Định dạng tệp bản thảo bài báo

  • Bản thảo có định dạng tệp Microsoft Word *.doc, *.docx; hình ảnh: *.tif hoặc *.jpg;
  • Khổ giấy A4, lề mỗi chiều để 2,5 cm;
  • Sử dụng mã Unicode, Times New Roman, cỡ chữ 12, khoảng cách giữa các dòng là 1,5.

4. Định dạng tài liệu tham khảo

  • Tác giả nên dùng phần mềm Endnote (http://endnote.com/) để trích dẫn tài liệu tham khảo;
  • Sử dụng định dạng tài liệu tham khảo theo kiểu Vancouver. Đánh số trong ngoặc tròn theo trình tự xuất hiện trong bài trích dẫn (1) hoặc (1, 2), (1, 2, 4-9)...
  • Không tách riêng tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng Anh.
  • Ví dụ tài liệu tham khảo:
    • Tham khảo từ các bài báo:
      • Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Hữu Kha. Suy dinh dưỡng tại Việt Nam và một số yếu tố liên quan, 2016. Tạp chí Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển 2017; 20(5): 14 – 19.
      • Leurs R, Church MK, Taglialatela M. H1-antihistamines: inverse agonism, anti-inflammatory actions and cardiac effects. Clin Exp Allergy. 2002 Apr;32(4):489-498
    • Tham khảo từ sách:
      • Lê Quang Công, Nguyễn Cảnh Toàn. Phan Văn Sáng. Cẩm nang vi sinh vật y học. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2005: 99 - 127.
      • Murray PR, Rosenthal KS, Kobayashi GS, Pfaller MA. Medical microbiology. 4th ed. St. Louis: Mosby; 2002
    • Tham khảo từ chương/bài của sách:
      • Meltzer PS, Kallioniemi A, Trent JM. Chromosome alterations in human solid tumors. In: Vogelstein B, Kinzler KW, editors. The genetic basis of human cancer. New York: McGraw-Hill; 2002. p. 93-113
    • Tham khảo từ website:
      • American Medical Association [Internet]. Chicago: The Association; c1995-2016 [cited 2016 Dec 27]. Available from: https://www.ama-assn.org/about/office-international-medicine

5. Định dạng từng loại bài báo: Các tác giả có thể tải và tham khảo định dạng chung bài báo. 

5.1. Bài báo nghiên cứu gốc (Original paper)

  • Có độ dài không quá 4.000 từ (khoảng 10 trang chuẩn) kể cả bảng và hình (không quá 6 bảng và hình), tài liệu tham khảo và phần tóm tắt bằng tiếng Việt, tiếng Anh.
  • Định dạng của bài báo nghiên cứu gốc:
    • Tiêu đề (tiếng Việt): viết chữ in thường, đậm.
    • Tên tác giả, tên cơ quan công tác: Viết đủ tên (các) tác giả và email, cơ quan công tác, không ghi chức danh, học vị.
    • Tóm tắt: viết tóm tắt có cấu trúc, bao gồm các phần như 1) Mục tiêu, 2) Thiết kế nghiên cứu; 3) Địa điểm và thời gian nghiên cứu, 4) Đối tượng nghiên cứu; 5) Kết quả, 6) Kết luận (không quá 250 từ).
    • Từ khóa: 3-6 từ/cụm từ, sử dụng những từ (cụm từ) ngắn gọn, có ý nghĩa đại diện và liên quan trực tiếp đến nội dung chính của bài báo.
    • Đặt vấn đề: bao gồm lý do tiến hành nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
    • Phương pháp nghiên cứu: Bao gồm: 1) Thiết kế nghiên cứu; 2) Địa điểm và thời gian nghiên cứu, 3) Đối tượng nghiên cứu, 4) Cỡ mẫu, chọn mẫu, 5) Biến số/chỉ số/ nội dung/chủ đề nghiên cứu, 6) Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số liệu, 7) Xử lý và phân tích số liệu, 8) Đạo đức nghiên cứu
    • Kết quả: trình bày kết quả theo mục tiêu.
    • Bàn luận: bàn luận bám sát theo các kết quả đã trình bày và sử dụng các tài liệu tham khảo có liên quan để so sánh, giải thích kết quả nghiên cứu. Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu và hướng khắc phục.
    • Kết luận: khái quát kết quả nghiên cứu chính đã đạt được. Không viết nhắc lại các số liệu đã trình bày ở phần kết quả. Không gạch đầu dòng hay đánh số kết luận.
    • Lời cảm ơn: đối với sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể, cơ quan, tổ chức, dự án đã cộng tác, tài trợ, hỗ trợ để thực hiện nghiên cứu.
    • Tiêu đề, tác giả và địa chỉ, tóm tắt, từ khóa bằng tiếng Anh.
    • Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn chi tiết ở Mục 4.

5.2. Bài báo tổng quan (Review paper)

  • Có độ dài không quá 4.000 từ (khoảng 10 trang chuẩn) kể cả hình ảnh, bảng biểu, tài liệu tham khảo và phần tóm tắt bằng tiếng Việt, tiếng Anh.
  • Định dạng của bài báo tổng quan:
    • Tiêu đề (tiếng Việt): viết chữ in thường, đậm.
    • Tên tác giả, tên cơ quan công tác: viết đủ tên (các) tác giả và email, cơ quan công tác, không ghi chức danh, học vị.
    • Tóm tắt: viết tóm tắt có cấu trúc, bao gồm các phần như 1) Mục tiêu, 2) Phương pháp tìm kiếm và tổng quan tài liệu, 3) Kết quả, 4) Kết luận (Không quá 250 từ).
    • Từ khóa: 3-6 từ/cụm từ, sử dụng những từ (cụm từ) ngắn gọn, có ý nghĩa đại diện và liên quan trực tiếp đến nội dung chính của bài báo.
    • Đặt vấn đề: bao gồm lý do tiến hành tổng quan và mục tiêu tổng quan
    • Phương pháp tổng quan: bao gồm phương pháp tìm kiếm tài liệu, nguồn tài liệu, từ khóa sử dụng, tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ tài liệu, phương pháp tổng quan…
    • Kết quả: trình bày kết quả tìm kiếm, tóm tắt thông tin về các bài báo được đưa vào tổng quan và các kết quả tổng quan (theo mục tiêu).
    • Bàn luận: bàn luận các kết quả đã tổng quan, những kiến thức rút ra từ tổng quan và các điểm thiếu hụt mà kết quả tổng quan chưa đề cập đến…
    • Kết luận: khái quát kết quả tổng quan. Không viết nhắc lại các số liệu đã trình bày ở phần kết quả. Không gạch đầu dòng hay đánh số kết luận.
    • Lời cảm ơn: cảm ơn sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể, đề tài, cơ quan và/hoặc tổ chức đã hỗ trợ để thực hiện bài tổng quan này.
    • Tiêu đề, tác giả và địa chỉ, tóm tắt bằng tiếng Anh: phải được dịch sát nghĩa với mục tiếng Việt tương ứng, đúng ngữ pháp và phù hợp với văn phong khoa học.
    • Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn chi tiết ở Mục 4.

5.3. Các bài báo khác:

  • Có độ dài không quá 4.000 từ (khoảng 10 trang chuẩn) kể cả hình ảnh, bảng biểu, tài liệu tham khảo và phần tóm tắt bằng tiếng Anh.
  • Định dạng bài báo khác:
    • Tiêu đề (tiếng Việt): viết chữ in thường, đậm.
    • Tên tác giả, tên cơ quan công tác: viết đủ tên (các) tác giả và email, không ghi chức danh, học vị.
    • Tóm tắt: viết tóm tắt có cấu trúc, bao gồm các phần như 1) Mục tiêu, 2) Kết quả, 3) Kết luận (Không quá 250 từ).
    • Từ khóa: 3-6 từ/cụm từ, sử dụng những từ (cụm từ) ngắn gọn, có ý nghĩa đại diện và liên quan trực tiếp đến nội dung chính của bài báo.
    • Đặt vấn đề: bao gồm lý do và mục tiêu của bài báo
    • Nội dung chính: linh hoạt theo từng loại bài báo
    • Kết luận: khái quát kết quả bài báo
    • Lời cảm ơn: cảm ơn sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể, đề tài, cơ quan và/hoặc tổ chức đã hỗ trợ để thực hiện bài tổng quan này.
    • Tiêu đề, tác giả và địa chỉ, tóm tắt bằng tiếng Anh
    • Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn chi tiết ở Mục 4.

6. Tăng cường chất lượng bài báo

Để tăng cường chất lượng bài báo, các tác giả nên tham khảo tài liệu “Một số nguyên tắc và tiêu chuẩn báo cáo nghiên cứu khoa học” của Trường Đại học Y tế công cộng được xây dựng dựa trên các khuyến cáo về phương pháp nghiên cứu, nguyên tắc và tiêu chuẩn báo cáo của một số loại hình nghiên cứu khoa học sức khỏe phổ biến được cộng đồng các nhà khoa học trên thế giới công nhận cũng như được áp dụng tại phần lớn các tạp chí có phản biện quốc tế. Ngoài ra các tác giả có thể tham khảo các nguyên tắc và tiêu chuẩn báo cáo khác tại http://www.equator-network.org/

Công cụ chống đạo văn áp dụng: turitin

7.  Cách thức nộp bản thảo bài báo

Các tác giả gửi bản thảo bài báo và  bản cam kết của tác giả (có chữ ký - Xem mục 2) tới địa chỉ emai của tạp chí: Image result for email symbol  jhds@huph.edu.vn

8. Quy trình phản biện

Bước 1: Nhận bài (BM.01.TC.QT01, BM.02.TC.QT01)

Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (JHDS) nhận bài gửi đăng của các tác giả trong và ngoài trường qua trang website hoặc địa chỉ email: jhds@huph.edu.vn (khi gửi bài báo đến tạp chí qua email, tác giả cần đồng gửi (cc) cho tất cả các thành viên nhóm tác giả bài báo). Các bài gửi đăng tuân thủ theo thể lệ và biểu mẫu bài viết quy định của tạp chí (BM.01.TC.QT01, BM.02.TC.QT01). Sau khi nhận được bài, Thư ký Tạp chí sẽ phản hồi cho tác giả. Tạp chí không nhận bài của tác giả vi phạm bản quyền (đã đăng tải, công bố ở một tạp chí/ ấn phẩm khác; chưa thống nhất giữa các tác giả về nội dung của bài báo; số liệu không trung thực; không tuân thủ đạo đức trong nghiên cứu; có xung đột về lợi ích liên quan đến nghiên với với các cơ quan, tổ chức, các nhân, nhà tài trợ; không đồng ý chuyển quyền sở hữu bài báo cho tạp chí), chất lượng kém, không đúng cấu trúc và format yêu cầu hoặc nội dung nằm ngoài phạm vi của Tạp chí. Thư ký nhận bản thảo, kiểm tra, gửi lại góp ý và các nội dung cần có (nếu có) liên quan đến hành chính, trình bày của bài báo và phản hồi trong 5 ngày làm việc. Nhóm tác giả sẽ chỉnh sửa (nếu có) và gửi lại bản thảo sau góp ý chỉnh sửa trong 3 ngày làm việc.

Bước 2: Phản biện (BM.03.TC.QT01/ BM.04.TC.QT01)

a. Thư ký xin ý kiến Tổng biên tập về việc phân công thành viên của Hội đồng biên tập phản biện của mỗi bài báo trong 03 ngày làm việc. Thư ký gửi bản thảo bài báo tới các phản biện được phân công (BM.03.TC.QT01/ BM.04.TC.QT01). Mỗi bản thảo bài báo được gửi cho 02 phản biện độc lập (sau khi đã xóa thông tin về tác giả) trong 03 ngày làm việc. Trong vòng 05 ngày làm việc, phản biện cần phản hồi có nhận lời phản biện hay không. Nếu không phản hồi, thư ký liên hệ với phản biện để xác nhận phản biện có đồng ý nhận phản biện bài báo hay không. Nếu phản biện từ chối, thư ký tìm phản biện khác thay thế phản biện bài báo.

b. Nội dung của bản thảo bài báo được giữ bí mật, các phản biện không thảo luận với bất cứ ai mà không có sự cho phép trước của Tổng biên tập. Phản biện sẽ gửi lại bản nhận xét ẩn danh trong vòng 10 ngày làm việc sau khi tiếp nhận bản thảo. Sau 10 ngày làm việc, nếu không nhận được phản hồi từ phản biện, thư ký sẽ liên hệ với phản biện để nhận được góp ý phản biện.

c. Người phản biện sẽ đánh giá các vấn đề sau:

- Tầm quan trọng của câu hỏi nghiên cứu/chính sách;

- Tính độc đáo của nội dung nghiên cứu/chính sách;

- Điểm mạnh và điểm yếu của thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu hoặc phân tích chính sách;

- Cách viết, tổ chức và trình bày các dữ liệu trong bài báo;

- Mức độ ảnh hưởng của các phát hiện đã được rút ra và đã được chứng minh.

Bước 3: Xử lý kết quả phản biện

a. Bài báo được 02 phản biện đồng ý đăng tải:

- Thư ký thông báo với tác giả ý kiến của phản biện (sau khi đã xóa thông tin của phản biện) trong 03 ngày làm việc.

- Tác giả chỉnh sửa bản thảo theo ý kiến phản biện và giải trình các chỉnh sửa trong 10 ngày làm việc.

- Thư ký kiểm tra lại các chỉnh sửa của tác giả theo ý kiến của phản biện xem đã chỉnh sửa phù hợp với hay chưa. Nếu chưa chỉnh sửa phù hợp, thư ký gửi lại tác giả chỉnh sửa lại.

- Sau khi tác giả đã chỉnh sửa phù hợp theo ý kiến của phản biện, thư ký chạy phần mềm Turnitin cho bản thảo bài báo trong 2 ngày làm việc. Thư ký thông báo kết quả phản biện cho tác giả về chỉnh sửa lại nếu tỉ lệ trùng lặp vượt quá quy định (tổng bài không vượt quá 30% trùng lặp và không có nguồn nhỏ nào vượt quá 10%), việc đồng ý đăng tải, thông tin nộp lệ phí trong 3 ngày làm việc.

b. Bài báo được 02 phản biện đồng ý đăng tải có chỉnh sửa:

- Thư ký thông báo với tác giả ý kiến của phản biện (sau khi đã xóa thông tin của phản biện) trong 3 ngày làm việc.

- Tác giả chỉnh sửa bản thảo theo ý kiến phản biện và giải trình các chỉnh sửa trong 10 ngày làm việc.

- Thư ký nhận bản thảo chỉnh sửa của tác giả, gửi bản thảo bài báo chỉnh sửa, biên bản giải trình, bản nhận xét tới các phản biện được phân công vòng 2, 3 (sau khi đã xóa thông tin của nhóm tác giả) trong 3 ngày làm việc.

- Phản biện sẽ gửi lại bản nhận xét vòng 2, 3 trong vòng 5 ngày làm việc sau khi tiếp nhận bản thảo.

- Thư ký thông báo với tác giả ý kiến của phản biện vòng 2, 3 (sau khi đã xóa thông tin của phản biện) trong 3 ngày làm việc.

- Tác giả chỉnh sửa bản thảo theo ý kiến phản biện và giải trình các chỉnh sửa vòng 2, 3 trong 5 ngày làm việc.

- Trong trường hợp tác giả chưa đồng thuận với ý kiến của phản biện thì phản hồi bằng văn bản cho Ban biên tập thông qua Thư ký, sau đó Thư ký trình Tổng biên tập quyết định.

- Thư ký kiểm tra lại các chỉnh sửa của tác giả theo ý kiến của phản biện xem đã chỉnh sửa phù hợp với hay chưa. Nếu chưa chỉnh sửa phù hợp, thư ký gửi lại tác giả chỉnh sửa lại.

- Sau khi tác giả đã chỉnh sửa phù hợp theo ý kiến của phản biện, thư ký chạy phần mềm Turnitin cho bản thảo bài báo trong 2 ngày làm việc. Thư ký thông báo kết quả phản biện cho tác giả về chỉnh sửa lại nếu tỉ lệ trùng lặp vượt quá quy định (tổng bài không vượt quá 30% trùng lặp và không có nguồn nhỏ nào vượt quá 10%), việc đồng ý đăng tải, thông tin nộp lệ phí trong 3 ngày làm việc.

c. Bài báo được 01 phản biện đồng ý đăng tải, 01 phản biện không đồng ý đăng tải:

- Thư ký thông báo đến tác giả về ý kiến của 02 phản biện và gửi bái báo đến phản biện thứ 3, phản biện thứ 3 cũng có thời gian xem xét và gửi ý kiến cho bài báo như 02 phản biện trước đó theo các vòng. Nếu bài báo được phản biện thứ 3 đồng ý đăng tải thì tiến hành quy trình như bài báo được 02 phản biện đồng ý/ đồng ý có chỉnh sửa.

- Nếu phản biện thứ 3 không đồng ý đăng tải, Thư ký thông báo kết quả phản biện cho tác giả về từ chối đăng tải.

d. Bài báo có 02 phản biện không đồng ý:

- Thư ký thông báo kết quả phản biện cho tác giả về từ chối đăng tải.

9. Lệ phí nộp bài

Các bài báo được xác nhận sẽ đăng tải tại tạp chí sẽ cần nộp lệ phí 1.000.000đ/ 1 bài đăng tải (chi tiết nộp lệ phí sẽ được thư ký Tạp chí hướng dẫn qua email: jhds@huph.edu.vn hoặc các tác giả có thể liên hệ SĐT: 024 6266.3024/ 0987811283

 


Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Journal of Health and Development Studies- JHDS) 

 Phòng 409, Nhà A, Trường Đại học Y tế công cộng, 1A Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội 

Image result for tel symbol 024.6266.3024/ 0987811283| Image result for web symbol http://jhds.vn/ | Image result for email symbol  jhds@huph.edu.vn

 

 

  • Tìm kiếm nâng cao
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển

TẠP CHÍ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y tế công cộng

Giấy phép hoạt động tạp chí: 38/GP-BVHTTDL do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp ngày 19/5/2025

DOI: 10.38148

Điểm HĐGSNN: 1,0

Địa chỉ: Trường Đại học Y tế công cộng, 1A Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Website: https://jhds.edu.vn
Email: jhds@huph.edu.vn                   Điện thoại: 024.6266.3024

Tổng biên tập: PGS.TS.BS. Nguyễn Ngọc Bích

Chia sẻ
  • Privacy Policy
  • Accessibility
  • Design by Lienketso.vn